Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

VẾT THƯƠNG

Một cậu bé nọ có tính xấu, là cậu rất dễ nổi nóng, một hôm cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và bảo, mỗi khi con nổi nóng, hãy chạy ra đằng sau nhà và đóng một cây đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên cậu đã đóng 37 cây đinh lên hàng rào, vài tuần sau đó, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng việc kìm chế cơn giận lúc này còn dễ hơn việc phải đóng một cây đinh lên hàng rào.
Ngày kia, cậu đã không còn nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào nếu ngày nào cậu không giận dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, và cũng đến một ngày cậu báo với cha, hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Cha cậu và cậu cùng đến bên hàng rào, ông chỉ hàng rào và bảo :”Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào, hàng rào đã không còn như xưa rồi. Nếu con nói những gì trong cơn giận dữ, những lời đó cũng giống như những lỗ đinh này, nó để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói bao nhiêu lần xin lỗi đi nữa, những vết thương đó vẫn để lại trong lòng người khác. Vết thương tinh thần cũng giống như những vết thương thể xác vậy. những người xung quanh ta là những viên đá quý, họ giúp con cười, giúp con trong mọi chuyên, họ lắng nghe con nói trong lúc con gặp khó khăn, họ cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng minh cho con. 
Hãy nhớ lấy lời Cha . . .

Cùng Tươi học bạn nhé 

Đăng ký tại ĐÂY

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Kế hoạch không bao giờ dối trá

Xưa có câu rằng: "Chuyện anh làm kêu to đến nỗi tôi không nghe được anh nói."

Bạn bảo rằng giá trị cốt lõi bạn đưa lên hàng đầu đó chính là gia đình, nhưng thời gian bạn dành cho gia đình không chiếm nhiều trong kế hoạch của bạn, thì sự thật gia đình bạn chằng phải là một ưu tiên hàng đầu. Bạn bảo rằng sức khoẻ cũng là giá trị hàng đầu, nhưng tôi không thấy bạn lên kế hoạch cho năm hay sáu buổi tập mỗi tuần, vậy thực tế là sức khoẻ hoàn toàn không phải quan trọng như bạn tuyên bố. Bạn tranh luận rằng, phát triển bản thân chính là một trong những điều cốt yếu để bạn theo đuổi, bởi vì càng giỏi càng hiệu quả. Hãy cho tôi xem kế hoạch và tôi sẽ biết sự thật. Bởi vì kế hoạch không bao giờ dối trá.

Sẽ không bào giờ có thành công đích thực và hạnh phúc lâu dài nếu công việc hàng ngày lại không song hành với những giá trị sâu xa nhất của bạn. Ý tưởng này rất hữu ích cho rất nhiều nhà điều hành từng được tôi hướng dẫn (Tôi ở đây là Robin Sharma - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân, với triết lý cốt lõi là lãnh đạo không cần chức danh và thoải mái phát huy cao nhất năng lực của mình).
Nếu còn khoảng cách giữa điều mình làm và con người thật của mình, thì bạn không còn liêm chính nữa. Đó là lỗ hổng liêm chính. Vết nứt giữa sự tận tâm hàng ngày với những giá trị sâu xa càng lớn, cuộc sống càng tẻ nhạt (bạn càng ít cảm thấy hạnh phúc). Tại sao vậy? Bởi vì bạn không làm những gì mình nói. Giống như hình chẳng khớp với tiếng trong một cuốn băng video. Bạn sẽ sai lầm khi phản bội chính mình. Đó là một sai lầm tồi tệ nhất. Và lương tâm - nhân chứng sống trong vùng sâu thẳm nhất - sẽ thấy hết. 

Kế hoạch là thước đo điều bạn thực sự trân trọng và tin tưởng nó đáng quý như thế nào.

Quá nhiều người nói rất hay. Nhưng lời nói gió bay. Hãy nói ít làm nhiều. Hãy cho tôi thấy kế hoạch của bạn, tôi sẽ nói ưu tiên hàng đầu của bạn là gì. Nhân chứng tại tìa cứ nói những gì họ muốn. Nhưng chứng cứ thì không bao giờ gian dối.


Trích The Greatness Guide, Robin Sharma - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân, với triết lý cốt lõi là lãnh đạo không cần chức danh và thoải mái phát huy cao nhất năng lực của mình.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Mẹ TERESA

Trong số những con người kiệt xuất có rất nhiều người cùng ngày sinh nhật với tôi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tấm gương lớn nhất về tinh thần TỰ HỌC.
Và đặc biệt có một người phụ nữ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi: 
Mẹ TERESA

Có một câu nói của mẹ tôi lấy làm quan điểm sống, cách sống mỗi ngày:
Mới đây tôi có đọc được một bài viết rất ý nghĩa về mẹ xin được trích lại để các bạn cùng tìm hiểu:

"Tôi gặp một phụ nữ bị bệnh đang nằm chờ chết bên đường. Một nửa thân thể của bà bị chuột rỉa và phần thân thể còn lại thì bị kiến bu đen nghịt. Tôi đem bà vào bệnh viện nhưng họ không nhận vì chẳng còn cách nào chữa trị được. Tôi nhất định không chịu ra về nếu họ không săn sóc cho người đàn bà bất hạnh kia. Cuối cùng thì họ chịu tạm thời lo lắng cho bệnh nhân của tôi.
Để người đàn bà ở đó, tôi đi đến trụ sở thị xã để kiếm một nơi có thể đem bà đó về. May thay có người chỉ cho tôi một căn phòng trống trong ngôi chùa Ấn Độ Giáo bỏ hoang. Căn phòng đó sau nầy trở nên Căn Nhà Cho Những Người Đang Chết. Tôi cầm tay và ngồi lại với người phụ nữ kia cho đến khi bà ta trút hơi thở cuối cùng”.

Đó là một câu chuyện trong hàng ngàn câu chuyện mà Mẹ Teresa kể lại và đó cũng là một ngày trong suốt 50 năm mà Mẹ đã hiến dâng cho nhân loại khổ đau của thế gian nầy. Cô bé Agnes Gonxha Bojaxhiu cất tiếng khóc chào đời ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Macedonia thuộc xứ Albany. Cả gia đình theo đạo Thiên Chúa mặc dù đa số dân Albany theo Hồi Giáo và xứ sở nầy đang chịu sự bảo hộ của Đế Quốc Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Cha của Gonxha là một thương gia, có vẻ thích chuyện chính trị và thường vắng nhà vì công việc làm ăn xa. Năm Gonxha vừa lên 9 tuổi thì cha mất. Mẹ của Gonxha phải tần tảo để nuôi ba người con, tất cả đều trong tuổi còn thơ ấu. Cả gia đình đều ngoan đạo, ba mẹ con cùng cầu nguyện mỗi đêm và đi nhà thờ mỗi ngày. Trái tim của Gonxha, dù còn thơ ấu, đã sớm nhịp chung theo từng nỗi khổ đau của lớp người cùng khổ. Nhà của ba mẹ con ở vốn cũng đã nghèo nhưng nếu có ai cần gì gõ cửa thì Gonxha cho hết những gì mình có. Gonxha thường theo mẹ đi giúp đỡ một người đàn bà góa bị bịnh ghiền rượu trong làng, tắm rửa và lo cho con cái bà ta ăn uống. Khi bà góa phu chết để lại sáu đứa con thơ, mẹ con Gonxha lại tiếp tục lo lắng cho chúng như trong một gia đình.

Đến tuổi 12, cô gái Agnes Gonxha Bojaxhiu đã có ý nguyện hiến dâng cuộc đời để phục vụ ước muốn của Chúa. Gonxha cầu nguyện rất nhiều, mãi đến khi cô Gonxha lên 18 tuổi thì lời cầu nguyện được thành sự thật. Một buổi chiều năm 1928, sau khi đế nhà thờ Đức Mẹ cầu nguyện, Gonxha gạt nước mắt từ giã mẹ và hai chị lên đường đi về phương đông xa xôi, nơi khổ đau đang chờ đợi bàn tay và trái tim của cô. Gonxha tạm thời dừng lại ở Dublin để làm thủ tục tại cơ sở chính của dòng tu Loreto Sisters. Tại đây Gonxha học tiếng Anh và làm quen với đời sống tôn giáo. Cô nhận y phục của một nữ tu và chính thức chọn tên cho mình là Teresa để tưởng nhớ đến Thánh Teresa của Lisieux. Tháng 12 năm 1928, Sơ Teresa cùng một nhóm nữ tu lên đường đi Ấn Độ, một xứ sở mà Sơ Teresa hằng mơ ước. Đầu năm 1929, đoàn nữ tu đến Columbo, rồi Madras và cuối cùng là Calcutta.
Đoàn nữ tu tiếp tục chuyến đi về phía Darjeeling, dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn, ở đó các sơ trẻ sẽ được bắt đầu huấn luyện hai năm trước khi thực hiện Lời Hứa thứ nhất. Hoàn cảnh sống của dân chúng Ấn Độ đã làm trái tim của Sơ trẻ Teresa thắt lại. Bao nhiêu người đói khát, bệnh tật đang thoi thóp chờ chết trên cùng khắp mọi nơi trên vùng đất Bengaly nghèo nàn và bất hạnh. Sơ Teresa đi Calcutta để theo học ngành sư phạm và không lâu sau đó đã trở nên một cô giáo trong trường cấp hai. Lòng bác ái của Sơ Terera đã chinh phục tâm hồn đang khao khát tình thương của học trò một cách dễ dàng. Sơ Teresa không chỉ dạy học sinh học chữ mà còn dạy thương yêu và dâng hiến tình yêu. Ngày 24 tháng 5 năm 1937, Sơ Teresa thực hiện Lời Hứa cuối cùng tại Darjeeling. Ngoài nhiệm vụ dạy học, Sơ Teresa dành thời gian để giúp đỡ những người nghèo khổ. Sơ Teresa đi thăm viếng bịnh viện, thăm viếng những khu dân nghèo, những khu thường được gọi một cách khinh bỉ là khu ổ chuột.
Cuộc sống bi thảm của dân chúng đã làm sống dậy mãnh liệt trong lòng Sơ Teresa ước muốn “sống giữa sự khổ đau của nhân loại” mà Sơ từng ôm ấp từ những ngày còn ở quê hương Macedonia. Với tất cả dự tính trong đầu, Sơ Teresa rời trường học để về lại Darjeeling vào ngày 10 tháng 9. Như Sơ đã nhắc lại sau nầy “đây là chuyến đi quan trọng nhất trong cuộc đời tôi”. Ngày 10 tháng 9 sau nầy được dòng tu của Mẹ Teresa gọi là “Ngày Ước Vọng”. Sơ Teresa cố gắng thỉnh nguyện Đức Ông Perier, Tổng Giám Mục Calcutta để cho phép Sơ được rời khỏi dòng tu Loreto Sisters để trở thành một nữ tu độc lập. Tuy nhiên lời thỉnh cầu của Sơ đã bị từ chối.

Một năm sau, Sơ Teresa lại lần nữa đệ đạt lời thỉnh cầu của mình. Lần nầy, Đức Tổng Giám Mục đồng ý nhưng chỉ thị Sơ Teresa phải đệ trình đơn thỉnh nguyện lên Tòa Thánh.
Mãi đến tháng 8 năm 1948, Sơ Teresa mới nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh cho phép Sơ được rời khỏi dòng tu Loretto với một điều kiện rằng Sơ phải giữ lời hứa phục vụ người nghèo, tinh khiết và tuân phục. Ngay sau đó, Sơ Teresa, 38 tuổi, từ giã chiếc áo nữ tu Loretto và thay vào đó chiếc áo vải thô, trị giá chỉ 1 đồng tiền Ấn Độ, với viền xanh nhạt. Sơ Teresa trở nên một công dân Ấn Độ và cuộc hành hương vào giữa nỗi khổ đau của nhân loại thực sự bắt đầu.
Sau khi học một khóa huấn luyện kỹ càng về làm thế nào để sống và săn sóc người nghèo và bịnh tật, Sơ Teresa trở lại Calcutta, đi vào các khu ổ chuột và giúp đỡ dân chúng cùng khổ ở đó. Hằng ngày Sơ Teresa tắm cho các em bé, lau chùi các vết thương của bệnh nhân. Phương tiện duy nhất của Sơ là đôi bàn tay, một cục xà phòng nhỏ và vài chiếc khăn. Bất cứ khi nào có thể, Sơ Teresa cũng không quên dạy họ học chữ. Sơ một mình âm thầm làm việc như thế trước sự ngạc nhiên của mọi người trong làng. Họ tự hỏi “Người đàn bà Châu Âu trong bộ đồ vải trắng đó là ai ?” Đối với trẻ em nghèo, họ bắt đầu gọi Sơ là Mẹ Teresa. Đối với Mẹ Teresa, Chúa là chỗ dựa tinh thần duy nhất mà thôi.

Một ngày nọ có một cô học trò cũ, con nhà giàu tìm đến và xin ở lại với Mẹ. Mặc dù đây là phút giây cảm động nhưng Mẹ Teresa một mực từ chối. Mẹ kể cho cô gái nghe về đời sống và công việc làm hằng ngày của Mẹ, trong đó bao gồm việc tắm rửa cho bệnh nhân, lau chùi các vết thương, vết lở đầy máu mủ. Cô gái ra về.

Ngày 19 tháng 3 năm 1949, cô gái đó trở lại, không một chút phấn son và không một món trang sức nào trên người. Ước muốn của cô đã được Mẹ Teresa chấp nhận. Mẹ Teresa dùng tên cũ của mình để đặt cho tên cho cô gái: Agnes. Và cứ thế, tháng 5 có thêm ba người gia nhập và sang năm sau thì có thêm 7 người. Hội của những nữ tu Bác Ái với 12 nữ tu đầu tiên được thành lập và được Đức Giáo Hoàng chấp thuận vào ngày 7 tháng 10 năm 1950.

Nguyên tắc căn bản của dòng tu là hiến dâng chính mình để phục vụ người nghèo trong tình yêu của Chúa. Mẹ cũng đã mua lại căn nhà cũ của một người Pakistan để làm trụ sở đầu tiên. Căn nhà sau đó đã được gọi là Căn Nhà Của Mẹ. Từ điểm khởi hành đó, hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới đổ về hàng năm để cùng với Mẹ Teresa dâng hiến đời mình để xoa dịu nỗi khổ đau của nhân loại.

Vào khoảng giữa thập niên 1950, Mẹ Teresa tập trung nỗ lực vào việc giúp đỡ bệnh nhân cùi. Chính phủ Ấn cung cấp cho Mẹ khoảng đất rộng 34 mẫu để thành lập Trại Cùi, trại nầy được Mẹ đặt tên là Shanti Nagar (Làng Thanh Bình).

Để tỏ lòng biết ơn và tôn kính, chính phủ Ấn đã trao tặng Mẹ Teresa giải Padmashree và 1965 Đức Giáo Hoàng Paul VI đã đặt Dòng Tu Bác Ái trực tiếp dưới sự kiểm soát của tòa thánh. Đức Giáo Hoàng cũng đề nghị Mẹ Teresa mở rộng dòng tu sang các quốc gia khác ngoài Ấn Độ. Năm 1971, Đức Giáo Hoàng Paul VI tặng Mẹ Teresa giải Hòa Bình Giáo Hoàng John XXIII cao quý. Năm sau, chính phủ Ấn Độ trao tặng Mẹ Teresa giải thưởng quan trọng: Jawaharlal Nehru. Năm 1979, Mẹ Teresa được trao tặng giải Nobel Hòa Bình, giải thưởng quốc tế được kính trọng nhất.

Dù nhận bao nhiêu huân chương và giải thưởng, Mẹ Teresa cho đến cuối đời vẫn một chiếc áo vải thô trắng viền xanh đơn giản mà Mẹ đã mua với giá 1 đồng và tấm lòng thương người bao la như nước sông Hằng cuồn cuộn.

Mẹ Teresa có lần dạy một bài học về tình yêu đầy ý nghĩa: “Người nghèo không cần chúng ta thương hại, họ cần tình yêu và thông cảm. Họ cho chúng ta nhiều hơn là chúng ta cho họ. Trong thời gian khó khăn của Ấn Độ, chúng tôi yêu cầu một số người tình nguyện từ khắp nơi đến giúp. Nhiều ngàn người đã đến và khi họ ra về, nhận xét chung của họ là họ đã đem về nhiều hơn là đem cho. Có một lần ở Calcutta, chúng tôi nhặt được 5 người đang chết, trong đó có một người phụ nữ bịnh quá nặng. Tôi muốn ngồi với bà trong giờ phút cuối cùng. Tôi đặt tay tôi lên tay của bà. Bịnh nhân tỉnh ra, nhìn tôi, không than đói, không than khát chỉ miệng cười và nói “cám ơn” trước khi nhắm mắt lại từ giã cuộc đời”.

Ngày thứ Sáu 5 tháng 9 năm 1997. Mẹ Teresa được Chúa gọi về sau hơn 50 năm phục vụ những người cùng khó. Không phải chỉ dân tộc Albany hay quốc gia Ấn Độ, mà cả nhân loại mất đi một người Mẹ hiền. Ngay cả một tờ báo Hồi Giáo ở tận xứ Kasmir cũng đã viết những dòng ca ngợi Mẹ: “Mẹ Teresa chưa hề được sinh ra đời và Mẹ cũng chẳng bao giờ chết, Mẹ chỉ đến viếng thăm hành tinh của chúng ta mà thôi”.



Trần Trung Đạo (
http://www.trantrungdao.com)

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

UNSTOPPABLE (Đừng bao giờ từ bỏ KHÁT VỌNG)

Một hành trình mới để vươn tới hạnh phúc, thành công, mạnh khoẻ, thịnh vượng, bình an và khám phá tài năng đích thực của chính mình.

Mỗi ngày là một cơ hội mới để ta hiện thực hoá ước mơ của chính mình, sống tốt hơn ngày hôm qua, tận dụng những điểm mạnh của chính mình phục vụ cho xã hội.v.v.



Từng ngày.....
Từng ngày.....
Từng ngày........

Kiên định với ước mơ, mục tiêu
Tin tưởng vào chính mình, 
Học hỏi từ những người giỏi nhất,
Rồi một ngày ta sẽ thốt lên rằng: Tôi ĐÃ làm được!
Ta tận hưởng sự chiến thắng,
Rồi ta tiến lên chinh phục những đỉnh cao hơn
Liên tục....
Liên tục.....

Chào năm mới 2014 với một số điều tôi ĐÃ hoàn thành, trải nghiệm đáng nhớ năm 2013

Gặp anh Nick 5/2013

Lần đầu tiên nhảy trên sân khấu và rinh về giải nhất
Gặp và học tập từ anh Trần Đăng Khoa 12/2013

Tham gia 100% khoá học Sống và Khát vọng


Chia sẻ đến những người đặc biệt ngày cuối năm

đặc biệt nhất là....
Nhận ra niềm đam mê mãnh liệt của chính mình: NHIẾP ẢNH

Hành trình còn dài,
Tôi giải quyết và cám ơn những thách thức
Tôi hạnh phúc trên từng bước đi.

Tặng bạn món quà để ứng dụng mỗi ngày
(Audio hướng dẫn một giấc ngủ ngắn cực kỳ tuyệt vời,
giọng đọc từ một chuyên gia vô cùng tuyệt vời nữa.)


Thêm một phẩm chất rèn luyện mỗi ngày nữa: TRUNG THỰC
(Bấm vào hình ảnh hoặc chữ TRUNG THỰC để lắng nghe chi tiết)

Chào năm mới,
Chào bạn mới đầy kỳ tích!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Sống Xứng Đáng

Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi. Đó là một quy luật tự nhiên của tạo hóa này. Điều quan trọng là trong khoảng thời gian chúng ta sống, chúng ta làm được gì và chúng ta để lại gì cho cuộc đời này?
Khoảng hơn 1 tuần trước, bà ngoại tôi đã vĩnh viễn ra đi về nơi vĩnh hằng. Tôi và gia đình phải tức tốc bay ra Hà Nội để dự đám tang của bà. Thật sự thì tôi cũng không có quá nhiều kỷ niệm có thể nhớ được với bà cho lắm vì tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Nhưng tôi nhớ mẹ tôi kể rằng bà chính là người đã nuôi nấng và chăm lo cho tôi trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời mình. Chính bà đã đi tàu từ Hà Nội ra đến Sài Gòn này chỉ với mục đích là chăm sóc cho tôi. Còn theo như lời chị họ của tôi thì: “Tôi nhớ nhất ở bà tôi là đức tính tiết kiết kiệm, chẳng dám ăn dám tiêu gì cho mình mà dành dụm cho con cho cháu. Tôi nhớ hình ảnh cuối về bà là lúc tết, lúc đấy bà đã yếu lắm rồi, bà gầy xác xơ, tay bà run run đưa tôi ít tiền bảo tôi mua váy cho Mina…” Nói chung, tôi tin rằng bà tôi lúc sinh thời là một người luôn sống tốt với những người xung quanh và yêu thương con, cháu của mình hết mực.
Có lẽ cũng chính vì thế mà ngày tiễn đưa bà, tôi nhận thấy có những người dù không phải là họ hàng thân thuộc gì nhưng khi đến viếng bà cũng nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương dành cho bà. Và đó cũng chính là lý do mà khi tiễn đưa bà, trong lúc mọi người khóc thì tôi lại nhẹ nhàng mỉm cười. Tôi mỉm cười không phải vì bà tôi mất đi, mà tôi mỉm cười vì nhận ra rằng một khi bạn “sống xứng đáng” trong cuộc đời này, thì ngày bạn ra đi bạn sẽ không hề cảm thấy hối hận về bất cứ điều gì nữa. Và tôi tin rằng bà tôi, người một đời cống hiến cho đất nước, gia đình và xã hội cũng sẽ không còn hối tiếc gì khi đã nhắm mắt xuôi tay nữa.
Ngày tiễn đưa bà, tôi nhớ lại câu nói của một người thầy mà tôi rất kính trọng: “Em à, hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ một việc gì, để sau này nhìn lại em không phải nói 2 từ “giá như.” Bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết được ngày nào sẽ là ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Trong xã hội bây giờ, khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết thật sự rất mong manh. Bạn hoàn toàn có thể ra đi bất cứ lúc nào vì những lý do như: tai nạn giao thông, bệnh tật, tai biến mạch máu não, đột quỵ, tai nạn nghề nghiệp v…v… Ngoài ra, theo một nghiên cứu thì cứ 3 người thì sẽ có 1 người không thể sống quá tuổi 50. Vậy thì bạn tự hỏi chính mình xem bấy lâu nay mình đã phải nói “giá như” bao nhiêu lần rồi? Và nếu thời gian của bạn trên cõi đời này là quá ít ỏi thì bạn muốn để lại di sản gì cho cuộc đời này?
Và bạn tự hỏi mình xem cái ngày bạn ra đi, bạn muốn ra đi là một người như thế nào? Bạn muốn người khác khóc vì tiếc thương một con người như bạn hay muốn người khác xỉ vả rằng “kẻ này không xứng đáng sống trên cõi đời này, hắn sống chỉ làm hại cho người khác mà thôi.”?
Tôi đặt tựa đề cho bài viết này là “Sống xứng đáng” để nhắn nhủ với các bạn rằng: Thời gian của bạn là có hạn. Hãy sống hết mình vì cuộc sống này. Sống và để lại di sản cho đời. Sống sao cho khi mình ra đi người khác phải tiếc thương cho mình. Sống sao cho đừng phải nói quá nhiều lần 2 từ “giá như”. Và sống sao để khi chết đi, mình vẫn luôn là 1 nguyên bản chứ không phải 1 bản sao.
Chúc các bạn sống xứng đáng mỗi ngày.
Thân mến,
Trích từ blog của coach Đinh Hải Đăng.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

[Video] NICK VUJICIC ĐẾN VIỆT NAM !!


Từ ngày 22-5-2013, chàng trai Úc không tay chân Nick Vujicic bắt đầu chuyến giao lưu, nói chuyện tại Việt Nam. Cuộc sống không giới hạn, Hãy sống như Nick, Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng… là những cụm từ gắn liền với người đã vượt qua số phận nghiệt ngã một cách kỳ diệu này

Video clip Nick Vujicic đến Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh – Nguồn VTV (xem cập nhật các buổi diễn thuyết của Nick tại Việt Nam ở dưới)

Xem Clip: Nick Vujicic thân thiện nói 'Xin chào Việt Nam!' tại   đây

Theo lịch trình, chàng trai không tay chân Nick Vujicic sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh lúc 16g chiều nay, ngày 22/5/2013.


Lịch truyền hình trực tiếp hoạt động của Nick Vujicic tại Việt Nam trên VTV

Mắc phải hội chứng rối loạn gien cực hiếm tetra-amelia, chàng trai người Úc gốc Serbia Nick Vujicic sinh ra không có chân lẫn tay. Hoàn cảnh nghiệt ngã nhiều lúc tưởng như đã nhấn chìm chàng trai bất hạnh nhưng rồi tình yêu thương của gia đình và nghị lực, khát vọng mãnh liệt đã giúp anh vượt qua tất cả.

► Video clip và Lịnh trình của Nick Vujicic trong chuỗi sự kiện ở tại Việt Nam – Cập nhật liên tục tại  ĐÂY



1. Ngày 22/5: “Hãy sống cho điều ý nghĩa hơn”

Truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV6
Thời gian: 19h30 – 22h ngày 22/5/2013
Địa điểm: Hội trường White Palace (194 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, TP.HCM)



Nick Vujicic diễn thuyết tại White Place tối 22/5/2013: Hãy sống cho điều ý nghĩa hơn

Tường thuật từ Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/truc-tiep-buoi-giao-luu-dau-tien-cua-nick-vujicic-tai-viet-nam.html 

2. Ngày 23/5: “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”

Truyền hình trực tiếp trên VTV6
Thời gian: 18h30-21h30
Địa điểm: Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội)




Nick Vujicic diễn thuyết và giao lưu tại Sân vận động Mỹ Đình Hà Nội tối 23/5/2013 : Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng
Tường thuật từ Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/tuong-thuat-nick-vujicic-giao-luu-voi-sinh-vien-ha-noi.html

3. Ngày 23/5: “Không bao giờ bỏ cuộc”

Thời gian: 7h30-12h
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị White Palace (TP.HCM)
- Thành phần:
+ Doanh nhân thuộc các hiệp hội, câu lạc bộ
+ Lãnh đạo và quản lý cấp cao của các tập đoàn lớn
+ Báo chí tại TP.HCM

Tường thuật từ Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/tuong-thuat-nick-vujicic-tro-chuyen-voi-doanh-nhan-sai-gon.html

4. Ngày 24/5: “Không bao giờ bỏ cuộc”

Thời gian: 7h30-12h
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội)
Thành phần:
+ Doanh nhân thuộc các hiệp hội, câu lạc bộ
+ Lãnh đạo và quản lý cấp cao của các tập đoàn lớn
+ Báo chí tại Hà Nội

Tường thuật từ Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/nick-vujicic-giao-luu-voi-doanh-nhan-ha-noi.html

5. Ngày 24/5: “Hãy sống như Nick”

Thời gian: 13h00-16h30
- Địa điểm: Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội)
Thành phần: 5.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến từ các mái ấm, nhà mở, trường giáo dưỡng khu vực Hà Nội.

6. Ngày 25/5: “Hãy sống như Nick”

Thời gian: 10h00-12h00
Địa điểm: Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP.HCM)
Thành phần: 4.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến từ các mái ấm, nhà mở, trường giáo dưỡng khu vực TP.HCM




7. Ngày 25/5: “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”

Thời gian: 18h-21h
- Địa điểm: Sân vận động Thống nhất (TP.HCM)
Sáng 26-5, Nick dạo phố TP Hồ Chí Minh. Chiều 26-5, Nick đi Campuchia, kết thúc hành trình ở Việt Nam.

Câu chuyện về Nick Vujicic


Câu chuyện về Nick Vujicic - Một nghị lực phi thường...

MV Something More [VietSub]

Bài hát qua giọng ca ngọt ngào của Nick Vujicic đã lay động hàng tiệu trái tim trên thế giới.

Nhân chuyến viếng thăm này, Nick sẽ trực tiếp trao 40 suất học bổng (10 triệu đồng/suất) cho những sinh viên vượt khó tại Hà Nội và TP.HCM, tôn vinh 24 tấm gương khuyết tật nghị lực (tặng cúp Ý chí – Nghị lực, sổ tiết kiệm 20 triệu đồng/người) và 10 tấm lòng nhân ái (kỷ niệm chương và một iPad mini/người) tại TP.HCM.


Nghị lực sống của chàng trai không chân tay Nick Vujicic

Chuỗi sự kiện Nick Vujicic đến VN do Tập đoàn Tôn Hoa Sen (HSG), First News và VTV phối hợp tổ chức, HSG tài trợ sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26/5.

Cũng theo BTC thì trong khuôn khổ của sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam, 500 cuốn sách“Limitless – Sống cho điều ý nghĩa hơn” Nick Vujicic – vừa được Công ty First News – Trí Việt trao tặng cho thư viện trại giam Z30D Bình Thuận (trại giam Thủ Đức). Đây là tác phẩm mới nhất của chàng trai không tay, không chân phi thường vừa ra mắt độc giả tại Việt Nam vào ngày 16/5. Cuốn sách đề cao sức mạnh của sự hy vọng không chỉ xoa lành những buồn đau, tuyệt vọng mà còn hướng con người tới 
 những điều tốt đẹp trong tương lai. Đây chính là món quà tinh thần tuyệt vời dành cho các phạm nhân đang đứng sau song sắt.


Phim tài liệu về Nick Vujicic


Ngoài sách, Trung tá Lê Văn Thương – Đội trưởng Giáo dục trại giam Thủ Đức – Tổng cục VIII, Bộ Công an cũng tiếp nhận 8.000 bộ ảnh với nhiều hình ảnh và những câu nói triết lý của Nick từ đại diện của công ty First News – Trí Việt. Cuối tháng 3, trại giam Z30D cũng đã nhận 1.000 cuốn sách “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” từ First News.


Tổng hợp và chia sẻ bởi: Bùi Văn Tươi

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Giá Trị của Đại Học Cá Nhân: Hack Sự Giáo Dục Của Bạn


Làm thế nào để hack nền giáo dục để bạn có được kiến thức + kỹ năng với chi phí thấp nhất? Ai nghĩ đại học là con đường duy nhất xin đừng đọc bài này.

Đại Học Cá Nhân là gì?

“Cậu đã phí $150,000 cho sự giáo dục cậu có thể đạt được chỉ với $1.5 cho phí nộp sách trễ tại thư viện công cộng.” – Will Hunting, phim Good Will Hunting
“Tôi tin chắc rằng tự-giáo-dục là loại hình giáo dục duy nhất trên đời.” – Isaac Asimov
Đại Học Cá Nhân là dự án, khái niệm và ý tưởng được thiết kế để giúp bạn tự giáo dục về những chủ đề chuyên môn. Mục này sẽ chỉ bạn cách để tăng trưởng kiến thức và kỹ năng bình đẳng và bền vững trong nhiều lĩnh vực chỉ với quỹ thời gian riêng tư và chi phí rất thấp, mà không cần phải đặt chân vào trường học chính quy.
Đại Học Cá Nhân linh hoạt hơn một chương trình giảng dạy trong nhà trường. Chương trình của Đại Học Cá Nhân trao quyền cho bạn học bất kỳ lúc nào, ở đâu, thảo luận với những ai. Không bắt bạn phải e ngại trước học phí hay nhồi sọ những thứ không hữu ích. Bạn chỉ cần đọc một quyển sách, học hết sức mình, thảo luận những gì đã học được, sau đó thâm nhập vào thực tế và bắt tay hành động.
Nếu bạn quan tâm đến việc tự giáo dục bản thân, Đại Học Cá Nhân là nơi tốt nhất để bắt đầu.

Đại Học Cá Nhân dành cho ai?

“Trong khi học phí đại học cứ tăng thì giá trị bằng cấp trong thị trường lao động cứ giảm “ – This is a class war disguised as a generation war, Laurie Penny
Tất cả mọi người. Đặc biệt là những người ham học. Trong tất cả nhu cầu ham muốn của loài thì nhu cầu ham hiểu biết (hiếu tri) là lành mạnh nhất.
Cách tiếp cận này có độ hiệu quả khác nhau giữa các ngành. Tôi không khuyên bạn “hack” bằng đại học cá nhân nếu nghề của bạn yêu cầu chứng chỉ. Bằng cấp chứng chỉ không có gì xấu cả, nó là sự chứng nhận cho nỗ lực của bạn.
Những ngành cần bằng cấp:
  • Y tế: Bác sĩ, y tá, dược sĩ, huấn luyện viên. Bạn đâu phải Black Jack (Bác sĩ quái dị).
  • Luật: Luật sư. Ngay cả Phoenix Wright cũng phải thi lấy bằng.
  • Những ngành cần chứng chỉ quốc gia: Công an, giáo viên. Trừ phi bạn làm thợ săn tiền thưởng hay thầy giáo quái dị Onizuka
Những ngành không cần bằng cấp:
  • IT: Lập trình, Thiết Kế
  • Kinh Doanh: PR, Marketing, tổ chức sự kiện, bán hàng, khởi nghiệp kinh doanh…
  • Tư vấn và lĩnh vực dịch vụ:
  • Báo chí: Vũ Đức Sao Biển là tấm gương
  • Phi lợi nhuận: quyên góp quỹ, tìm kiếm nhà tài trợ
  • Nghệ thuật: ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công
Nếu bạn nói “Tôi cần một công việc ngon lành ngay tức thì” hay “tôi muốn học hỏi mà không bị ràng buộc bởi tiền bạc hay bằng cấp”. Cách tiếp cận của Đại Học Cá Nhân là vàng 9999.
*Xuất thân từ ngành kinh doanh, tôi chỉ có thể thảo luận về lĩnh vực kinh doanh. Những lĩnh vực khác xin nhường micro và ánh đèn cho chuyên gia.

Chương trình Đại Học Truyền Thống

“Bất kể trình độ của giảng viên là gì, sự tiến bộ của bạn phải dựa chủ yếu vào chính bạn. Họ không thể suy nghĩ hay lao động thay bạn, họ chỉ có thể giúp bạn tìm ra lối tư duy và lao động tốt nhất dành cho bạn..” - Joseph Priestly, New College, London, 1794.
Có nhiều cuộc tranh cãi về giá trị của chương trình đại học truyền thống. Có hẳn nhiều nghiên cứu bảo rằng chương trình MBA cung cấp rất ít giá trị tương quan tới chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội khi hoàn thành khóa học. Bài nghiên cứu The End of Business Schools? Less Success Than Meets the Eye của Academy of Management Learning and Education đã chứng minh cụ thể điều này. Nói ngắn gọn, đây là phần hỏi & đáp về điểm cộng & trừ của trường kinh doanh:
  • Chương trình giáo dục truyền thống có ích cho bạn không? Có. Bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người thú vị, làm quen với các giáo sư và nhà tuyển dụng giúp bạn dành được công việc. Đổi lại, bạn sẽ ngập chìm trong nợ nần. Nếu bạn học toàn thời gian, bạn còn có thể mất 2 chi phí cơ hội lớn: tiền lương và tiền tiết kiệm tích lũy cộng dồn dài hạn.
  • Trường Đại Học truyền thống có dạy bạn những gì bạn không thể tự mình học không? Chắc là không. Thảo luận trong lớp có thể có ích, nhưng không có bài học nào trong chương trình giáo dục truyền thống mà bạn không tự học được bằng cách đọc sách chuyên ngành. 80% giá trị của lớp học KHÔNG nằm ở kiến thức. 20% lợi ích chủ yếu đến từ mối liên kết với những học viên tài năng khác và những nhà tuyển dụng. Lợi ích lớn nhất của đi học là cho phép bạn tận dụng cơ hội này để nói chuyện, tung hứng, thử nghiệm, trao đổi ý tưởng và phạm một đống sai lầm. Trong phạm vi trường học, không ai đuổi việc hay trừ lương bạn nếu bạn phạm sai lầm.
  • Chương trình giáo dục truyền thống có đáng với thời gian, công sức và tiền bạc của bạn không? Tiếc là không có câu trả lời rõ ràng. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tại những tập đoàn lớn hay các công ty nhà nước thì bằng Thạc sĩ hoặc Tiến Sĩ là cần thiết để leo lên vị trí cao hơn.  Điều chắc chắn duy nhất là bạn sẽ ngập chìm trong nợ nần vài năm.
  • Chương trình đại học là thứ hoàn toàn vô dụng và phí thời gian lẫn tiền bạc. Nếu bạn nhắm việc ở các tập đoàn hoặc ở một lĩnh vực bạn không có kinh nghiệm, bạn sẽ muốn làm việc cho một công ty sẵn sàng tăng bậc lương và phúc lợi dành cho người có bằng cấp cao hơn. Hoặc người thuê bạn sẵn sàng trả toàn bộ học phí. Nếu bạn khởi nghiệp kinh doanh hay là một quản lý cấp trung ở một công ty bạn yêu mến, khoảng thời gian và năng lượng hữu hạn của bạn tốt nhất nên đầu tư cho sự nghiệp hoặc tự học.
  • Bạn sẽ không học được gì hữu ích trong chương trình đại học. Giống như bao trải nghiệm cuộc sống khác, những gì bạn học được được quyết định chủ yếu bởiquỹ năng lượng và sự tập trung bạn đã đầu tư. Bạn có thể học được rất nhiều điều hữu ích từ đại học – bạn chỉ không học những gì bạn không thể học ở nơi khác hoàn chỉnh hơn/nhanh hơn/rẻ hơn, và bạn tốn rất nhiều thời gian vào những thứ không quan trọng đến mức vậy.
  • Những ai học đại học là đồ ngốc. Tài sản lớn nhất của sinh viên là sự thông minh, có định hướng và tham vọng. Điều mỉa mai là những sinh viên sáng giá nhất có thể thành công dù có bằng đại học hay không. Theo giáo sư môn hành vi tổ chức tại Stanford Jeffrey Pfeffer“Nếu bạn đủ giỏi để nhập học, bạn rõ ràng cũng đủ năng lực để làm tốt dù có bằng hay không”

Những gì tôi KHÔNG nói về trường đại học

Dù bạn có đi học trường đại học hay không, Đại Học Cá Nhân vẫn là cách hiệu quả và chi phí thấp để giáo dục bản thân về một chuyên ngành bạn đam mê. Ngay cả khi bạn đang học hay đã tốt nghiệp, bạn vẫn có thể hưởng lợi từ bộ tài liệu và công cụ.
Trước khi chúng ta đề cập đến việc xây dựng thư viện Phát Triển Cá Nhân, xin phép làm rõ một vài kỳ vọng của bạn:

Đại Học Cá Nhân không phải…

  • Một tấm bằng. Bạn cần tách biệt giáo dục khỏi bằng cấp. Bạn sẽ không được (1) các tay săn đầu ngườitranh giành (trong giai đoạn đầu) và (2) một tấm bằng thật đẹp đóng khung treo tường. Tuy nhiên, bạn sẽ có sự hiểu biết chuyên môn không kém cạnh sinh viên tốt nghiệp trường truyền thống, cùng với niềm sung sướng không phải cầm cố tài sản để đạt được lượng tri thức đó. Bạn không cần tấm bằng để có thể hiểu, sử dụng và thảo luận về những chủ đề kinh doanh cao cấp. Mặt khác, bằng cách xây dựng một portfolio tập hợp các ghi chú bạn đã học được qua Đại Học Cá Nhân, bạn dư sức gây ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Đây là bằng Đại Học Cá Nhân của bạn – một tài sản hữu hình chứng minh sự nghiêm túc và chăm chỉ của bạn.
  • Cuộc mạo hiểm đơn độc. Bạn không thể học về một thứ gì đó chỉ từ đọc sách (hay ngồi trong lớp học). Bạn phải sẵn sàng đi ra ngoài và học qua thực hành. Những trải nghiệm công việc mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng kiến thức và kỹ năng của bạn. Đồng thời bạn cũng hiểu thêm về những gì mình đã đọc. Đọc sách thôi không đủ, áp dụng những gì bạn đọc là rất cần thiết.
  • Bản sao kém cỏi của chương trình đại học truyền thống. Đại Học Cá Nhân được tạo để giúp bạn nắm những khái niệm cốt lõi chuyên ngành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này không bao gồm tất cả những gì bạn có thể học trong trường. Đại Học Cá Nhân tập trung vào kiến thức hữu dụng cho bạn trong thực tế, không phải kiến thức mà giảng viên cho là thú vị.
  • Chương trình phi nhân tính. Bạn sẽ tìm được nhiều tài liệu để học hiểu mình là ai, mình giỏi cái gì, và cách làm việc nhóm hiệu quả hơn so với chương trình giảng dạy bình thường. Những khái niệm và kỹ năng mềm thường thực tế và quan trọng hơn kiến thức lý thuyết, và sẽ giúp bạn vô cùng trong cuộc sống và công việc hằng ngày.
  • Một nền giáo dục không khiếm khuyết. Nếu bạn không đồng ý với một trong những lựa chọn hoặc cho rằng một quyển sách hay không được đề cập, không sao cả. Bạn có thể tự do thay thế bằng tài liệu mình yêu thích. Nếu bạn định kiến về giá trị của một quyển sách bạn chưa từng đọc, hãy thử đọc vài trang mẫu (sử dụng tính năng của Amazon). Nếu bạn vẫn không thấy hữu ích sau khi đọc vài chương, bỏ quyển sách xuống, và đọc cuốn khác. Giữ định kiến, nhưng là định kiến chủ động.
  • Dễ. Học qua danh sách này sẽ yêu cầu thời gian, năng lượng và sự kiên nhẫn. Không có lựa chọn nào khác. PTCNVN sẽ thiết kế chương trình ở mức dễ sử dụng nhất có thể, phần còn lại phụ thuộc vào bạn sẽ đầu tư bao nhiêu thời gian và năng lượng để học.

Lời cám ơn

Đại Học Cá Nhân được tạo bởi quan điểm của rất nhiều người. Ý tưởng chính được dựa trên Josh Kaufman. Những đóng góp khác: Seth Godin, Rick Bennett, Greg Flint, Chris Woodruff, Brendon Connelly, Tom Ehrenfeld, Bob Gilbreath, Sam Aquillano, Jeff Bates, Kent Kingery, Kelsey Kaufman, Sheri and Dave McKelfresh, Michael Ramm, Bill Redd, Todd Sattersten, 800-CEO-READ, Phillip Eby, Tyler Martin, Olivier Cotossen, Joseph Goldberg, Justin Lee, Vincent Touquet, Ben Casnocha, Olivier Roland, Akshay Kapur, Dan Rubin, Travis Corcoran, PJ Eby, và Evan Deaubl.
Chân thành cám ơn đến những người đã đóng góp vào thư viện PTCNVN.
Bài đăng trên báo Doanh Nhân Sài Gòn số 173 (14-20.12.2011)

Trích từ thư viện Phát Triển Cá  Nhân VN